Cách xử trí dọa sảy thai 3 tháng đầu
1 Năm trước 349
Phường 12 Quận Bình Thạnh Hồ Chí Minh

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm vô cùng quan trọng của mẹ bầu, bởi lúc này thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Dọa sẩy thai là một vấn đề thường gặp của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ để phòng ngừa dọa sảy thai.


1. Hiện tượng dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai. Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung và phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Tình trạng này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể giữ lại được con.

Thông thường dọa sảy thai chỉ xuất hiện phổ biến ở 3 tháng đầu thai kì hoặc có thai từ 4-6 tháng, cổ tử cung chưa mở, khi trứng được thụ tinh làm tổ vào tử cung chưa chắc chắn nên thai sẽ dễ bị bong ra. Sau đó, hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa. Khi thai nhi được 6 tháng tuổi, sản phụ bị đau bụng chuyển dạ mà cổ tử cung chưa mở là dọa đẻ non.

Hiện tượng dọa sảy thai có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu mẹ con;
  • Sản phụ mắc các bệnh về sốt cao, suy tim, bệnh về tử cung, sẽ tăng nguy cơ mắc dọa sảy thai;
  • Mẹ bầu bị suy nhược do lao động quá sức, ăn uống thiếu chất.

Suy nhược cơ thểMẹ bầu bị suy nhược do làm việc quá sức dễ dẫn đến tình trạng dọa sảy thai

2. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng dọa sảy thai

Dấu hiệu của dọa sảy thai như:

  • Xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo, thường là máu sẽ có màu đỏ hay đen lẫn với dịch nhầy;
  • Đau bụng dưới;
  • Đau lưng;
  • Âm đạo có ít máu (đỏ tươi hoặc đỏ thẫm);
  • Cổ tử cung còn dài, đóng kín. Thân tử cung to, mềm, tương ứng tuổi thai.

3. Cách xử trí dọa sảy thai 3 tháng đầu

Dọa sảy thai xảy ra phần lớn là do mẹ bầu bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Do vậy khi bị dọa sảy thai, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số lưu ý sau để bảo vệ thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Tập luyện nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể dành 30 phút mỗi ngày đi bộ, tập yoga để khỏe mạnh hơn, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ;
  • Tránh xoa bụng hoặc tự ý thăm khám âm đạo, điều này có thể kích thích cổ tử cung và gây ra sảy thai;
  • Tránh quan hệ trong thời điểm này;
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen;
  • Không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc trong bất cứ tình huống nào;
  • Khám thai;
  • Sử dụng thuốc hợp lý do bác sĩ chỉ định để giữ được bào thai.

Điều trị bệnh trái tim tan vỡ bằng nhiều loại thuốc kết hợp với nhauSử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để giữ được bào thai

4. Phòng ngừa hiện tượng dọa sảy thai

Quá trình mang thai luôn gặp rất nhiều nguy hiểm, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ do thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với các hiện tượng bất thường của cơ thể như xuất huyết. Xuất huyết có thể báo hiệu hiện tượng dọa sảy thai. Mẹ bầu có thể chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:

  • Đi khám thai theo lịch định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi cũng như được hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ đúng cách.
  • Bổ sungaxit folic nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, giúp tăng cường sức khỏe cho thai phụ cũng như sự phát triển trí não của bé. Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ bầu nên bổ sung đủ 400mg axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ để phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh như: ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, trứng sữa, cá... Ở 3 tháng đầu thai kỳ, việc kiêng khem cũng khá quan trọng. Mẹ bầu nên tránh một số thực phẩm dễ gây sảy thai như: ngải cứu, đu đủ, dứa, rau ngót.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn khác. Đồng thời không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm như thịt tái sống, trứng tái, sống, rau quả chưa rửa sạch và chưa được chế biến nhằm giảm nguy cơ dọa sảy thai và sảy thai.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Uống nhiều nước sẽ giúp chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể, làm giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.

Không uống quá 50ml nước trước khi thực hiện chụp

Uống nhiều nước giúp giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai

  • Nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng, chứ không nên nằm yên một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu có quan hệ thì nên nhẹ nhàng, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phát hiện trễ kinh cần đi khám càng sớm càng tốt. Không nên để lâu vì có thể sẽ chậm trễ việc phát hiện các vấn đề bất thường khiến việc điều trị không kịp thời và không tốt cho thai phụ.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, bạn nên sử dụng các dịch vụ thai sản tại các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi sức khỏe và sớm phát hiện ra những bất thường ở bé.


Nguồn: Vinmec