CÁC LOẠI PROGESTOGEN
Progesterone tự nhiên
Progesterone tự nhiên được sản xuất từ các tiền chất chiết xuất từ đậu nành và rễ cây và có thể từ buồng trứng động vật. Progesterone trên làm sàng thường có dạng tiêm bắp. Liều sử dụng của progesterone tiêm bắp có thể 25-100 mg/ngày.
Progesterone vi hạt là dạng progesterone tự nhiên được bào chế nhằm mục đích tăng thời gian bán hủy của progesterone và giảm tác động của hệ tiêu hóa lên thuốc. Quá trình vi hạt hóa giúp giảm kích thước hạt thuốc và tăng khả năng hòa tan của thuốc. Sử dụng progesterone vì hạt uống với thức ăn có thể giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc. Progesterone uống không có tác phụ lên HDL cholesterol hoặc lên thai kì. Tác dụng phụ được ghi nhận nhiều và phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi và ức chế hệ thần kinh. Do đó, progesterone còn được xem là có tác dụng an thần. Vì thế, nên uống progesterone trước khi đi ngủ. Progesterone vi hạt sử dụng đường uống có các nhược điểm là tác dụng ngắn, phải sử dụng nhiều liều trong ngày.
Progesterone dạng âm đạo là dạng được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng. Hiện nay, có thể sử dụng dạng progesterone vi hạt đặt âm đạo hoặc dạng gel bơm âm đạo. Sử dụng progesterone ngả âm đạo có thể cho tác dụng trực tiếp lên tử cung và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Dydrogesterone
Dydrogesterone là dạng progestin đặc biệt, gần với progesterone tự nhiên nhất. Đây là một dẫn xuất từ progesterone và có tác dụng dược lý tưởng tự progesterone. Dydrogesterone hấp thu tốt qua đường uống và có tác dụng có lợi tương tự progesterone, với liều thấp 10-20 mg/ngày. Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống và không có tác dụng phụ dạng của tác dụng estrogenic và androgenic hay tác dụng phụ trên chuyển hóa.
Các progestin tổng hợp từ các dẫn xuất khác.
Các tác động dược lý của các progestin tổng hợp khác với progesterone tự nhiên. Các tác dụng phụ thường được quan tâm với progestin tổng hợp bao gồm: tác dụng androgenic (như nội tiết tố nam), giảm HDL cholesterol, giữ nước, nhức đầu, thay đổi khí sắc.
Phân loại các progestin tổng hợp khá phức tạp. Có hai quan điểm phân loại thường được sử dụng. Quan điểm thứ nhất là phân loại progestin theo thời điểm xuất hiện trên thị trường (thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư). Cách phân loại này không dựa vào cấu trúc, tác động sinh lý hay hiệu quả điều trị. Quan điểm phân loại thứ hai dựa theo cấu trúc của dẫn xuất của các progestin (nhóm estrange, gonane và pregnane). Tuy nhiên, ngay cả các hoạt chất có cùng cấu trúc dẫn xuất thì tác dụng sinh học, dược lý và tác dụng phụ cũng khác nhau. Do đó, cách phân loại thứ hai chỉ có giá trị về hóa học là chính
Hai tác động thường được quan tâm trên lâm sàng với các loại progestin khác nhau bao gồm: tác động progestational (tác động lên thụ thể progesterone) và tác động androgenic (tác động tương tự nội tiết nam).
Tác động progestational bao gồm tác động ức chế phóng noãn và tác động lên nội mạc tử cung. Tác động androgenic là tác động tượng tự như nội tiết tố nam. Các progestin tổng hợp thường có tác động progestational mạnh nhưng cũng kèm theo tác dụng phụ do tác động androgenic. Những progestin các thế hệ sau (thế hệ thứ ba, thứ tư) thường ít có tác động androgenic, nên gần với progesterone tự nhiên hơn và ít tác dụng phụ hơn. Một số progestin đặc biệt có thể có tác dụng kháng androgenic với mức độ khác nhau (CPA, Drospirenone).